Độc đáo nhà mái bổi
Trong tuần trước, giá cà phê thế giới và Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục. Cụ thể, mặt hàng cà phê robusta trên sàn London tăng 41 USD/tấn so với tuần trước đó và đứng ở mức 3.479 USD/tấn. Cà phê arabica trên sàn New York, tăng lên mốc 4.120 USD/tấn.Chạy hay đi bộ - bài thể dục nào tốt nhất để giảm cân và siết dáng chuẩn?
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Công an trích xuất camera tìm xe ben làm đổ hàng tấn bùn đất trên đường
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.
Cổng chào bị nghiêng nguy hiểm
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân TP.HCM ra đường vào ban ngày cảm thấy nắng, một số thời điểm oi ả; nhưng đêm đến lại se lạnh. Thời tiết TP.HCM đang thế nào?Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sáng nay, TP.HCM mây thay đổi, trời nắng, không mưa. Nhiệt độ lúc 8 giờ là 25oC, độ ẩm 65%, gió đông bắc 2 m/giây.Ngày hôm qua, thời tiết TP.HCM mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Nhiệt độ giảm nhẹ. Tại Nhà Bè, nhiệt độ cao nhất là 31,8oC, thấp nhất 21,5oC. Trong khi đó, tại Tân Sơn Nhất, nhiệt độ ngày cao nhất là 33oC, thấp nhất 21oC. Như vậy, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm ở TP.HCM lên tới 12oC.Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, thông thường, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM thời điểm này từ 24 - 26oC, cao nhất 31 - 33oC; tức là chênh lệch giữa nhiệt độ ngày đêm chỉ khoảng 8 - 9oC. Vào những ngày có nắng nóng, nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 27oC, cao nhất từ 34 - 37oC; tức là chênh lệch ngày đêm khoảng 10oC.Như vậy, hôm qua chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở Tân Sơn Nhất lên đến 12oC, ở Nhà Bè chênh lệch khoảng 10oC nhiều ngày liên tiếp.Theo ông Quyết, mấy ngày qua, áp cao lạnh lục địa hoạt động với cường độ ổn định, vẫn tiếp tục khuếch tán xuống phía nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung bộ hoạt động mạnh. Với hình thế thời tiết này, thường trời sẽ ít mây do hệ thống trường phân kỳ trên cao chiếm ưu thế. Khi trời ít mây, bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất trở lại khí quyển sẽ mạnh, nói cách khác, nguồn nhiệt mà trái đất nhận được từ mặt trời vào ban ngày sẽ mất dần, nhanh vào sáng sớm, đêm; cộng thêm sóng lạnh từ áp cao lạnh lục địa ở phía bắc khuếch tán xuống và tính chất mặt đệm nên đêm, sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, người dân cảm thấy se lạnh.Ban ngày nắng mạnh, nhất là buổi trưa, đầu giờ chiều, bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được lớn nhất, do ít mây trong tầng khí quyển tầng thấp che chắn. Do vậy, nhiệt độ không khí gần bề mặt đất tăng cao, gần tới ngưỡng nắng nóng (trên 35oC). Thời kỳ này khu vực Đông Nam bộ, TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất lớn, có khi lên tới hàng chục độ C, Nam bộ đang dần chuyển sang thời kỳ xuất hiện nắng nóng.Cơ quan dự báo khí tượng cho hay, hôm nay, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu. Trên cao áp cao cận nhiệt đới vắt qua Trung bộ hoạt động ổn định. Thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Tại TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tiếp tục ở ngưỡng 12oC, dự báo cao nhất là 34oC lúc 14 giờ và đêm là 22oC.Dự báo thời tiết TP.HCM, Nam bộ từ 2 - 3 ngày tới, mây thay đổi, ngày nắng, đêm mưa. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, trời se lạnh. Nhìn chung, nửa đầu tháng 2, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay.Tới nửa cuối tháng 2, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Trong tháng, TP.HCM có thể xuất hiện một số cơn mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và giông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.